CẤU TẠO | 1 Cột lọc composite |
1 AUTO VALVE – tự động xục xả, bảo dưỡng hệ thống | |
1 Cốc lọc 20PP | |
1 Thùng chứa muối hoàn nguyên |
CÔNG DỤNG :Xử lý triệt để độ cứng, loại bỏ canxi, magie trong nước sinh hoạt, chống đóng cặn, bám cặn thiết bị vệ sinh, gương kính, bình nóng lạnh, máy rửa bát… Bảo vệ sức khoẻ và thiết bị trong gia đình |
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG LỌC ĐẦU NGUỒN LỌC CANXI, LÀM MỀM NƯỚC ,VAN TỰ ĐỘNG – tự động xục xả
Nước nguồn được bơm vào hệ thống lọc. Cột lọc làm mềm nước số 1: Thành phần chứa các hạt nhựa trao đổi cation. Loại bỏ độ cứng của nước, nhờ cơ chế trao đổi ion với các cation Ca, Mg có trong nước. Cốc lọc PP, kích thước < 5µm: Thành phần là các sợi polypropylen dạng sợi được nén lại tạo thành khối, có kích thước của màng lọc < 5µm. Loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn, các chất bùn, cặn có trong nước, sau đó nước sạch sẽ chảy vào bồn chứa nước để sử dụng.
Nước cứng là nước có chứa các thành phần như Ca2+ và Mn2+ . Độ cứng tạm thời của nước là do sự xuất hiện các hàm lượng CaCo3 vượt quá mức mức cho phép, khi gặp nhiệt độ cao các muối này sẽ kết tủa tạo thành các mảng bám lên bề mặt các thiết bị. Độ cứng vĩnh cữu của nước là có sự xuất hiện của các loại muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg tạo ra. Loại muối này khó xử lý hơn độ cứng tạm thời rất nhiều. Trong cuộc sống sinh hoạt, độ cứng trong nước cao gây lãng phí xà phòng giặt và các chất tẩy rửa, tạo thành các vết bám dính trên các vách kính, sen vòi, chậu rửa… Trong ngành công nghiệp độ cứng của nước gây cản trở cho quá trình vận chuyển nước và làm giảm năng lực truyền nhiệt, giảm tuổi thọ của thiết bị do bị đọ cứng trong nước bám vào thành thiết bị gây hỏng hóc. Ví dụ như nồi hơi công nghiệp, khi CaCO3 bám dính trong đường ống sẽ làm đường ống nhỏ lại, giảm lượng hơi nước dẫn đi và trong nồi hơi bị bám cặn sẽ làm tiêu tốn thêm rất nhiều thời gian đốt lò.
Cách nhận biết nước cứng
Trong lĩnh vực gia đình chúng ta rất dễ dàng nhận biết nước cứng như:
- Đun nước sôi sẽ có các mảng bám màu trắng đục nằm dưới đáy hoặc nổi một lớp trong siêu đun nước.
- Trong phòng vệ sinh các mảng bám dính chặt trên kính gây ra màu trắng đục loang lổ.
- Trên các vòi sen có các vết loang màu trắng đục cọ rửa không sạch.
- Trên bền chứa nước khi những ngày hè nắng nóng có một lớp cặn trắng sờ vào rất cứng nổi trên mặt nước.
- Bình nóng lạnh khi hoạt động rất lâu mới có nước nóng.
- Các đường ống bị tắc do cặn Canxi bám vào.
Trong lĩnh vực công nghiệp:
- Nồi hơi công nghiệp có rất nhiều mảng bám màu trắng đục bám bên trong nồi.
- Các tháp giải nhiệt ( Cooling tower ) có rất nhiều các mảng bám vòng quang tháp.
- Các loại bàn là hơi nước rất nhiều cặn, gây tiêu tốn điện năng.
- Các đầu bép phun sương hay bị tắc.
- Các loại máy móc gia nhiệt hoặc màng lọc Ro hay bị tắc nghẽn.
Các tác hại của cặn vôi?
Đối với gia đình:
- Làm hỏng hóc các thanh đốt trong bình nóng lạnh.
- Làm mất thẩm mỹ trong khu vệ sinh và các sen vòi.
- Làm tắc đường ống dẫn nước.
- Làm xoong nồi bị bám cặn gây mất nhiệt.
- Uống nước có độ cứng cao gây bệnh tật như: Sỏi thận…
- Tiêu tốn lượng xà phòng giặt.
Đối với công nghiệp:
- Làm mất nhiệt nồi hơi, gây ăn mòn nồi hơi có thể gây nổ nồi hơi.
- Gây tiêu tốn điện năng và chất liệu.
- Gây hư hại các thiết bị tiếp xúc với nước.
- Làm mất thẩm mỹ của các sản phẩm.
- Gây hỏng hóc các đường ống dẫn nước.
Các phương pháp làm mềm nước cứng:
Trong công nghệ xử lý nước có các phương pháp xử lý nước cứng sau:
- Sử dụng phương pháp gia nhiệt.
- Sử dụng phương pháp lọc qua lớp lọc có chứa các lớp hạt nhựa Cation.
- Sử dụng màng lọc bán thấm.
- Sử dụng hóa chất.
Phương pháp sử dụng lớp hạt trao đổi Ion.
Quá trình trao đổi ion được hiểu là khi lọc nước có chứa các ion cũng là canxi và magie đi qua bể lọc có chứa các lớp lọc là các hạt nhựa đã được cấy phủ trên bề mặt hạt các lớp ion natri. Các ion natri này sẽ hòa vào nước còn các ion Ca2+ và Mg2+ sẽ bám dính vào hạt nhựa, Nước sau lọc không còn hoặc còn ít các ion Ca2+ và Mg2+, nước này đã được làm mềm nhưng trong nước đã được làm mềm hàm lượng na+ tăng lên một lượng tương ứng với lượng ion Ca2+ và Mg2+ đã mất đi trong quá trình trao đổi ion.
– Sau quá trình hoạt động khả năng trao đổi ion của lớp hạt nhựa gần cạn kiệt, độ cứng trong nước sau lọc bắt đầu tăng lên vượt cao hơn mức quy định chúng ta phải tiến hành rửa lọc để loại bỏ các ion Ca2+ và Mg2+ đã dính vào lớp hạt nhựa và thế chỗ cho các ion này là các ion Na+ sẽ đưa vào bể lọc, phục hồi lại khả năng trao đổi của hạt lọc. Quá trinh này gọi là quá trinh hoàn nguyên lại bể lọc Cationit.
– Trong quá trinh hoàn nguyên phải đưa được ion Ca2+ và Mg2+ ra ngoài bể lọc và cấy lại vào bề mặt hạt lọc lớp ion Na+ mới để cho quá trình này sảy ra trong lớp lọc, làm tơi các hạt lọc và làm lỏng lẻo sự kết dính của ion Ca2+ và Mg2+ ở bề mặt hạt lọc, rồi cho dung dịch có nồng độ cao của ion Na+ vào tiếp xúc với bề mặt các hạt để thực hiện quá trình đẩy các Ion Ca và Mg ra khỏi hạt lọc.
– Dung dịch hoàn nguyên được chọn là dung dịch muối NaCl hoặc dung dịch Acid có nồng độ thích hợp. Khi dung dịch NaCl vào nước NaCl sẽ được phân ly thành Ion Na+ và Cl-, Ion Na+ với nồng độ đủ lớn sẽ thế chỗ cho các ion Ca2+ và Mg2+ tan vào nước, cùng với ion Cl- được thoát ra ngoài theo đường nước thải. Dung dịch hoàn nguyên NaCl đưa vào bể lọc qua thiết bị phân phối đặt trên đỉnh bể lọc, dung dịch hoàn nguyên đi qua lớp trao đổi ion theo chiều từ trên xuống dưới. Sau quá trình hoàn nguyên các hạt đã phục hồi lại khả năng trao đổi, sau đó sẽ được rửa xuôi để loại bỏ dung dịch muối hoàn nguyên thừa còn lại trong lỗ rỗng giữa các hạt rồi đưa bể lọc trở lại làm việc bình thường.